Những ngày gần đây, vấn đề ô nhiễm không khí đang gây xôn xao dư luận, khiến mọi người lo lắng và bất an. Các chuyên gia y tế đã cảnh báo về tác động tiêu cực của tình trạng này tới sức khỏe, không chỉ dẫn đến các bệnh về đường hô hấp mà còn làm suy giảm sức đề kháng, tăng nguy cơ hình thành ung bướu. Bài viết sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ung bướu và những tác nhân nguy hại có mặt thường trực trong không khí làm tăng nguy cơ mắc phải căn bệnh nguy hiểm này.
Ung bướu là tình trạng như thế nào?
Ung bướu là tình trạng bệnh lý liên quan đến sự biệt hóa và nhân lên liên tục của tế bào. Những tế bào này có khả năng xâm lấn và phá hủy các tổ chức xung quanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, thậm chí dẫn đến tử vong.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ung bướu như:
- Do di truyền: Theo nghiên cứu thì có 5 – 10% ung bướu do di truyền. Một số ung bướu có tính di truyền cao là ung bướu ở vú, thận, tuyến tụy, tuyến tiền liệt.
- Tuổi tác: Những người lớn tuổi rất dễ mắc ung bướu. Tuổi càng cao, khả năng xuất hiện sai sót trong quá trình phân bào càng tăng, tế bào xấu được tích lũy ngày càng nhiều, là nguyên nhân hình thành khối u.
- Thuốc lá: Khói thuốc lá không chỉ phá hủy phổi mà còn làm tăng nguy cơ mắc các loại ung bướu ở thanh quản, thực quản, gan,…
- Ô nhiễm môi trường: Đây là một trong những nguyên nhân gây ung bướu phổ biến nhất. Theo WHO, mỗi năm có khoảng 12,6 triệu người trên thế giới tử vong do ô nhiễm môi trường. Các chất độc tồn dư trong đất, chất thải chưa qua xử lý, chất độc hóa học, đặc biệt bụi chì từ xe máy, bụi xi măng, bụi mịn trong không khí là nguyên nhân phổ biến gây ung bướu ở phổi, phế quản,…
>>> Quý độc giả có thể xem thêm về các phương pháp phòng ngừa bệnh ung bướu do chuyên gia Vũ Thị Khánh Vân phân tích trong video sau:
Những tác nhân nguy hiểm có mặt trong lớp “sương mù không khí” tại TP. Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh
Gần đây, sự xuất hiện của lớp sương bụi che khuất tầm nhìn đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng ô nhiễm không khí đang diễn ra tại nhiều đô thị lớn ở Việt Nam. Theo báo cáo chất lượng không khí cho thấy, Hà Nội là một trong hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Mặc dù không nghiêm trọng như Hà Nội nhưng chất lượng không khí ở TP Hồ Chí Minh cũng gây tác động xấu đến sức khỏe của các đối tượng như người già, trẻ em và phụ nữ mang thai.
Các chuyên gia nhận định ô nhiễm không khí tại các thành phố lớn đã đến mức báo động, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe người dân, đáng chú ý là làm tăng nguy cơ hình thành ung bướu. Theo các chuyên gia, những chất gây ô nhiễm như bụi lơ lửng PM2.5, NO2, SO2, CO có nồng độ cao đột biến trong thời gian gần đây chính là tác nhân làm tăng nguy cơ mắc ung bướu.
Bụi mịn PM2.5
Bụi mịn PM2.5 có kích thước siêu nhỏ (2.5 micromet), chỉ bằng 1/30 sợi tóc, dễ dàng xâm nhập vào hệ thống hô hấp của cơ thể, đi thẳng vào phế nang, gây kích thích và làm xơ hóa tổ chức phế nang, dần dần làm cho phổi bị tái cấu trúc, suy giảm khả năng hô hấp, trao đổi khí cho cơ thể, cản trở quá trình hít khí O2 vào phổi và thải khí CO2 từ phế nang ra ngoài, khiến cho người hít phải luôn cảm thấy mệt mỏi. Ngoài ra, bụi mịn còn có khả năng làm biến đổi DNA của tế bào, khiến cho tế bào bình thường trở thành ác tính. Theo WHO, tiếp xúc với PM2.5 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung bướu ở phổi, tim mạch,…
Bụi mịn làm tăng nguy cơ mắc ung bướu
Khí CO
Khí CO được phát sinh từ bếp than, khói thải các nhà máy, khí thải động cơ,... Khi hít vào cơ thể, khí CO sẽ xâm nhập vào máu và phản ứng với hemoglobin – thành phần có trong hồng cầu khiến cơ thể bị ngạt. Nếu hít phải lượng CO quá lớn sẽ gây đau đầu, chóng mặt, mệt mỏi, thậm chí bất tỉnh. Tuy nhiên, mọi người thường không chú ý và chủ quan khiến cho sức khỏe ngày càng suy giảm, tăng nguy cơ mắc bệnh, đặc biệt là ung bướu.
Khí SO2
Khí SO2 xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp, từ đó ngấm vào máu. SO2 có thể kết hợp với nước hoặc bụi ẩm để tạo thành các hạt axit H2SO4 nhỏ li ti, xâm nhập qua phổi vào hệ thống bạch huyết. Trong máu, SO2 tham gia nhiều phản ứng hoá học để làm giảm dự trữ kiềm, rối loạn chuyển hóa đường, protein, gây thiếu vitamin B và C, tạo ra methemoglobin để chuyển Fe2+ (hoà tan) thành Fe3+ (kết tủa), do đó làm tắc nghẽn mạch máu cũng như làm giảm khả năng vận chuyển oxy của hồng cầu, tăng nguy cơ mắc các bệnh ở đường hô hấp như viêm phế quản, phổi, lâu dần hình thành ung bướu.
Khí NO2
Nitrogen dioxide là chất khí màu đỏ, mùi hắc, có nhiều nhất trong sương mù. Đây là chất có thể gây kích ứng đường thở, làm xuất hiện các cơn hen suyễn và tăng nguy cơ gặp phải bệnh phổi mạn tính. Quá trình viêm kéo dài dần dần làm cho niêm mạc đường thở bị xơ hóa, tái cấu trúc, phế quản, phế nang dày lên, không còn đàn hồi như trước, khả năng giãn nở hô hấp kém, người mắc cảm thấy khó thở, ho, sức đề kháng suy giảm. Khi sức đề kháng suy giảm, cơ thể dễ mắc viêm nhiễm, và đặc biệt là ung thư. Ngoài ra, nitrogen dioxide còn là một chất rất độc, trong cơ thể, nó sẽ chuyển hóa thành nitrosamine gây ung thư phổi khi thường xuyên hít phải.
>>> Xem thêm: Những lưu ý cần thiết cho người mắc ung bướu
Các biện pháp ngăn ngừa ung bướu do ô nhiễm không khí gây ra
Theo các chuyên gia, người dân sống trong môi trường ô nhiễm như vậy cần tuân thủ một số nguyên tắc sau:
- Sử dụng nước muối sinh lý để nhỏ mắt, vệ sinh mũi sau khi ra ngoài.
- Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, ngủ hay tiếp xúc với bộ phận khác trên cơ thể.
- Sau khi về nhà cần thay quần áo, tắm gội ngay.
- Không ăn uống lề đường, chọn thực phẩm sạch, không nhiễm bẩn.
- Hạn chế ra ngoài vào giờ cao điểm, nhất là người già, trẻ nhỏ, người có sức đề kháng kém...
- Đeo khẩu trang thường xuyên khi ra ngoài, ưu tiên những loại khẩu trang có khả năng ngăn bụi mịn PM2.5.
Tránh ra ngoài vào giờ cao điểm giúp ngăn ngừa ung bướu do ô nhiễm không khí
>>> Xem thêm: Tại sao dùng đồ nhựa thường xuyên tăng nguy cơ mắc u bướu?
Oncolysin – Giải pháp tối ưu giúp ngăn ngừa ung bướu hiệu quả
Trước tình hình ô nhiễm không khí ngày càng nghiêm trọng trong những ngày gần đây tại các thành phố lớn như Hà Nội, Hồ Chí Minh, các chuyên gia cảnh báo mức độ ô nhiễm sẽ còn gia tăng chóng mặt trong thời gian tới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe, lời khuyên của chuyên gia dành cho bạn là nên sử dụng sản phẩm thảo dược có nguồn gốc từ thiên nhiên. Tiêu biểu trong số đó là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin.
Thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin
Sản phẩm có thành phần chính là Oncolysin (hỗn hợp zn salicylate + methylsulfonylmethane (MSM) + cao sơn đậu căn). Trong đó, kẽm salicylate giúp cải thiện miễn dịch qua trung gian tế bào, đồng thời hoạt động như một chất chống oxy hóa và chống viêm. MSM là một hợp chất chứa lưu huỳnh tự nhiên, không có bất kỳ độc tính nào, cũng là một chất chống oxy hóa mạnh.
Ngoài ra, tác dụng chống oxy hóa của sản phẩm còn được tăng cường nhờ sự có mặt của iod. Iod giúp điều hòa miễn dịch, tăng sức đề kháng, ngăn ngừa ung bướu. Bên cạnh đó, sản phẩm còn chứa Sodium selenite - nguyên tố vi lượng thiết yếu của tế bào sống, là yếu tố không thể thiếu được của hệ miễn dịch chống lại gốc tự do và các tác nhân xâm nhập khác như ô nhiễm môi trường.
Không chỉ vậy, sản phẩm còn kết hợp thêm những thảo dược quý khác như cao lá đu đủ, cao xạ đen, cao bạch hoa xà thiệt thảo, KI giúp tăng cường miễn dịch, chống oxy hóa, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào ung bướu.
Do vậy, Oncolysin là giải pháp tối ưu giúp tăng sức đề kháng, nâng cao hệ miễn dịch, chống lại những tác nhân sinh ung bướu kể trên. Hãy sử dụng Oncolysin mỗi ngày để có cơ thể khỏe mạnh, bạn nhé!
Nhận định của chuyên gia
Oncolysin có nguồn gốc hoàn toàn từ thảo dược thiên nhiên nên tuyệt đối an toàn và không có bất kỳ tác dụng phụ nào. Sản phẩm tác động theo cơ chế tăng sức đề kháng, ngăn ngừa sự tiến triển của tế bào ung bướu.
Để hiểu rõ hơn về những ưu điểm mà Oncolysin đem lại, mời các bạn cùng theo dõi những tư vấn đến từ chuyên gia Phan Văn Dân qua nội dung video dưới đây:
Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề sức khỏe liên quan đến bệnh lý ung bướu và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ HOTLINE (zalo/ viber): 0917230950/0917185170.
*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh