Hóa trị đã trở thành một phương pháp không thể thiếu trong phác đồ điều trị u bướu, nhất là những người u bướu nặng và lan rộng trong cơ thể. Vậy hóa trị u bướu có nguy hiểm không? Bài viết sau sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này.

Hóa trị u bướu là phương pháp như thế nào?

Hóa trị là phương pháp được áp dụng từ những năm 40 của thế kỷ trước và nhanh chóng được giới y khoa công nhận là một trong những phương pháp điều trị u bướu chính thức, dùng thuốc có khả năng tiêu diệt tế bào u bướu. Chúng can thiệp vào các tế bào theo nhiều cách khác nhau. Hầu hết các dạng hóa trị đều nhắm vào những tế bào phân chia nhanh chóng và không đặc hiệu cho tế bào u bướu, vì thế có thể làm tổn thương cả những tế bào lành.

 

Hóa trị u bướu là phương pháp như thế nào?

>>> Xem thêm: Khối u bướu là tình trạng như thế nào? Phân loại và phương pháp điều trị hiện nay

Hóa trị u bướu có nguy hiểm không?

Ngày nay, hóa trị là những phương pháp điều trị u bướu thường được sử dụng. Tuy nhiên, phương pháp này ngoài những ưu điểm thì cũng gây ra không ít tác dụng phụ cho cơ thể như:

Giảm các dòng tế bào máu ngoại biên

Các thuốc chống u bướu có thể làm chết các tế bào máu ngoại biên: Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu; có thể gây ra một số bệnh lý tương ứng sau:

Thiếu máu: Tình trạng này thường xảy ra sau đợt hóa trị. Trường hợp nặng phải điều trị bằng cách truyền bổ sung hồng cầu, nhẹ hơn có thể dùng những thuốc kích thích tăng trưởng hồng cầu.

Giảm bạch cầu: Thường gặp nhất là tình trạng giảm bạch cầu hạt, suy giảm miễn dịch và sức đề kháng của cơ thể, có thể là nguyên nhân dẫn đến dễ bị nhiễm trùng nặng, nguy hiểm đến tính mạng.

Giảm tiểu cầu: Đây cũng là tình trạng bệnh lý thường gặp sau khi sử dụng phương pháp hóa trị để điều trị u bướu.

Suy nhược, mệt mỏi

Không chỉ hóa trị mà cả những phương pháp điều trị u bướu khác như xạ trị và phẫu thuật cũng gây nên tình trạng này. Người bệnh thường suy nhược, khó thở, chán ăn, hạn chế trong những hoạt động thể lực.

Người mắc u bướu thường không đảm bảo chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng cũng là một trong những nguyên nhân khiến họ trở nên mệt mỏi và suy nhược cơ thể trầm trọng. Vì thế, lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là áp dụng một chế độ ăn hợp lý, nhất là bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp trung hòa những gốc tự do có trong cơ thể.

 

Hóa trị khiến người bệnh mệt mỏi

Buồn nôn và nôn

Những thuốc điều trị u bướu thường gây cảm giác buồn nôn và nôn. Vấn đề quan trọng là cần phòng ngừa trước khi tình trạng này xảy ra vì nếu đã nôn rồi thì rất khó có thể kiểm soát triệu chứng. Vì thế, các chuyên gia thường sẽ sử dụng thuốc để kiểm soát tình trạng này.

Rụng tóc

Cơ chế tác động của những thuốc điều trị u bướu là gây hại cho những tế bào có khả năng sinh sản, tăng trưởng nhanh, đặc trưng là những tế bào u bướu, nhưng cũng ảnh hưởng đến những tế bào lành của cơ thể như nang lông, móng... làm rụng tóc, rụng lông.

Rụng tóc gây ảnh hưởng không nhỏ đến tâm lý, nhất là những bệnh nhân nữ. Tuy nhiên, tác dụng phụ này có thể hồi phục sau khi kết thúc việc hóa trị. Vì thế, người nhà và bác sỹ cần tư vấn và trấn an về tác dụng phụ này để bệnh nhân an tâm điều trị.

 

Hóa trị gây rụng tóc

Viêm niêm mạc miệng

Tình trạng này thường gặp ở những bệnh nhân kết hợp xạ trị và hóa trị trong điều trị u bướu đầu, mặt, cổ hoặc do tác dụng phụ khi sử dụng các thuốc điều trị u bướu.

Độc tính lên dây thần kinh ngoại biên

Sử dụng thuốc điều trị u bướu có thể gây ra những độc tính lên dây thần kinh ngoại biên, như tê, bị châm chích, mất cảm giác hoàn toàn ở các đầu chi. Nếu không được điều trị đúng mức, có thể lan đến các phần còn lại của các chi.

Nếu độc tính lên dây thần kinh ngoại biên trở nên nặng, bệnh nhân không chấp nhận được, cần cân nhắc việc giảm liều hoặc đổi sang thuốc khác.

Độc tính lên tim

Những độc tính lên tim được chứng minh là ngày có dấu hiệu gia tăng. Vì thế, các chuyên gia thường hỏi kỹ tiền sử bệnh, khám lâm sàng tim mạch, làm siêu âm tim trước khi điều trị, cũng như theo dõi chức năng tim mạch trong suốt quá trình điều trị.

Trường hợp bệnh nhân có những biến chứng tim mạch thì cần tùy mức độ mà cân nhắc giảm liều, tạm ngưng hoặc ngưng hẳn những thuốc đang điều trị.

>>> Xem thêm: Sau hóa trị, xạ trị, cần làm gì để tăng cường sức đề kháng cho người mắc u bướu 

Kết hợp sử dụng sản phẩm thảo dược – Giải pháp giúp phát huy hiệu quả và hạn chế tác dụng phụ của phương pháp hóa trị

Bệnh u bướu đang có xu hướng gia tăng trên thế giới cũng như tại Việt Nam. Ngoài các mô thức điều trị u bướu truyền thống (phẫu thuật, xạ trị, hóa trị), các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc thảo dược, vừa tăng hiệu quả điều trị, vừa hạn chế tác dụng phụ của những phương pháp này, như hóa trị, giúp kéo dài sự sống cho người bệnh.

Một trong những sản phẩm được nhiều người tin dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin. Sản phẩm có thành phần chính là Oncolysin (cao Sơn đậu căn, Methylsulfonylmethan, Kẽm salicylat) kết hợp với nhiều thảo dược quý khác giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tăng khả năng chống oxy hóa, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ giảm u bướu.

thuc-pham-bao-ve-suc-khoe-oncolysin (4).png

Oncolysin - Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ giảm u bướu 

Oncolysin cùng với Sodium selenite có tác dụng chống tái cấu trúc lưới ngoại bào qua đó có tác dụng phá vỡ bao xơ cũng như lớp polymer bao quanh tế bào u bướu để hệ miễn dịch tìm được đường vào và tấn công tế bào lạ (tế bào u bướu) một cách chính xác nhất. Kẽm salicylate không chỉ cải thiện miễn dịch qua trung gian tế bào mà còn hoạt động như một chất chống oxy hóa và chống viêm.

Đồng thời sản phẩm còn kết hợp thêm những thảo dược quý khác như cao lá Đu đủ, cao Xạ đen, cao Bạch hoa xà thiệt thảo, KI giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào u bướu, giảm thiểu tác dụng phụ suy giảm miễn dịch của phương pháp hóa trị. Cao Bán biên liên và cao củ Sả giúp chống viêm, giảm đau xương khớp, chống độc giúp giảm tác dụng phụ của các thuốc điều trị u bướu trong quá trình thực hiện hóa trị.

Do vậy, sản phẩm Oncolysin là một công thức toàn diện giúp hỗ trợ điều trị u bướu hiệu quả, đặc biệt là những người suy giảm miễn dịch do sử dụng các phương pháp hiện đại để điều trị u bướu như hóa trị, xạ trị, người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây oxy hóa.

Bài viết đã giúp bạn có những thông tin cơ bản về phương pháp hóa trị trong điều trị u bướu. Nếu bạn không may mắn đang ở trong tình trạng như vậy, thì hãy kết hợp thêm thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin để tăng cường hiệu quả điều trị, bạn nhé!

 Oncolysin có ưu điểm gì so với các phương pháp Tây y trong hỗ trợ điều trị u bướu?

U bướu là vấn đề sức khỏe hàng đầu và có tỷ lệ tử vong cao. Những phương pháp điều trị u bướu hiện đại chủ yếu tác động trực tiếp vào tế bào khối u, đó là khi khối u đã hình thành. Với thành phần chính là Oncolysin (cao sơn đậu căn, kẽm salicylate, methylsulfonylmethan) kết hợp với nhiều thảo dược quý khác như: Cao lá đu đủ, cao xạ đen, cao bạch hoa xà thiệt thảo, sodium selenite… Sản phẩm Oncolysin được biết tới với tác dụng đi sâu vào ngăn chặn và xử lý các mầm mống gây bệnh, từ đó ngăn ngừa bệnh phát triển. Bên cạnh đó, sản phẩm còn giúp tăng sức đề kháng, tăng sức khỏe cho hệ miễn dịch, đồng thời giúp chống viêm, giảm đau, tiêu sưng hiệu quả,... Để hiểu rõ hơn về những ưu điểm mà Oncolysin đem lại, mời các bạn cùng theo dõi những tư vấn đến từ chuyên gia Phan Văn Dân qua nội dung video dưới đây:

 Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề sức khỏe liên quan đến khối u bướu và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ HOTLINE (zalo/ viber): 0917230950/0917185170.

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh