Bệnh nhân u bướu cần trải qua nhiều cuộc điều trị rất nặng nề (phẫu thuật, hóa trị và xạ trị). Các liệu pháp này thường gây biếng ăn, buồn nôn, nôn, thay đổi khẩu vị, khô miệng, táo bón, đau và nhiễm trùng miệng... Vì thế, việc cung cấp một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng là rất cần thiết, nhất là chất đạm. Vậy tại sao chất đạm lại quan trọng với người mắc u bướu? Hãy cùng tìm hiểu trong bài viết sau!

Vì sao chất đạm quan trọng với người mắc u bướu?

Những người mắc u bướu thường không được ăn được và mất cảm giác ngon miệng khi ăn.Hậu quả dẫn đến là tình trạng sụt cân, suy dinh dưỡng, mất lớp mỡ dưới da… Điều này ảnh hưởng lớn tới hiệu quả điều trị và giảm thời gian sống, làm chậm quá trình phục hồi của các tế bào bình thường sau mỗi đợt điều trị, tăng tác dụng phụ. Nhiều bệnh nhân không thể theo hết được các liệu pháp điều trị vì cơ thể không đảm bảo.

Quan niệm trong dân gian và hiện nay vẫn còn phổ biến ở nước ta là người mắc bệnh u bướu không được ăn quá nhiều dinh dưỡng, sử dụng hạn chế các chất đạm có nguồn gốc động vật. Đây là một quan niệm sai lầm.

Thực tế, protein là một yếu tố cơ bản giúp cơ thể làm lành vết thương, chống nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật, xạ trị và hóa trị. Đây cũng là nguyên liệu giúp phục hồi lại khối nạc của cơ thể đã mất do tăng quá trình dị hóa của cơ thể. Đồng thời giúp tăng cường khả năng ngon miệng trong khi người bệnh u bướu luôn chán ăn, ăn uống kém.

Hiện chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh rằng người bệnh u bướu đang điều trị nếu ăn uống đầy đủ thì khối u sẽ phát triển nhanh hơn. Quan điểm hạn chế ăn thịt, đường, sữa để không nuôi tế bào u phát triển là không có cơ sở khoa học.

Vì sao chất đạm lại quan trọng với người mắc u bướu?

Vì sao chất đạm lại quan trọng với người mắc u bướu?

Điều quan trọng trước tiên trong một phác đồ điều trị u bướu là liệu pháp dinh dưỡng để nâng cao thể trạng. Nếu tình trạng dinh dưỡng người bệnh không cải thiện thì bác sĩ không thực hiện được phác đồ điều trị hoặc kết quả thất bại vì bệnh nhân không đủ sức chịu đựng được tác dụng phụ của phác đồ điều trị.

Vì thế người bệnh cần hiểu dinh dưỡng đầy đủ là yếu tố nâng cao hệ miễn dịch cơ thể, cải thiện chất lượng sống, góp phần điều trị thành công.

>>> Xem thêm: Người bị u bướu nên ăn gì để hỗ trợ điều trị bệnh?

Người mắc u bướu nên ăn uống thế nào?

Về nguyên tắc người bệnh không nên bồi bổ dồn dập, càng không nên bỏ đói cơ thể. Thay vào đó duy trì dinh dưỡng đầy đủ, cân bằng mới là cơ sở nền tảng của việc điều trị chứ không phải là “cung cấp thêm chất đạm cho khối u” như nhiều người vẫn lầm tưởng.

Tiêu thụ năng lượng ở bệnh nhân u bướu là rất lớn, trung bình khoảng 30-35kcal/kg một ngày. Trong đó, protein cung cấp 12-20% tổng năng lượng (protein có nguồn gốc từ động vật chiếm 30-50% tổng số protein). Ngoài ra, lipid chiếm 18-25%, glucid chiếm 60-70% tổng năng lượng.

Đồng thời người bệnh cần cung cấp đầy đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ theo nhu cầu của người bình thường khỏe mạnh. Uống đủ nước, khoảng 40 ml trên mỗi kg cân nặng một ngày, ăn ít muối.

Người mắc u bướu nên ăn uống như thế nào?

Người mắc u bướu nên ăn uống như thế nào?

goi

Các thực phẩm nên dùng với người mắc u bướu gồm:

 - Các loại thịt, cá, trứng, sữa, tôm, cua... Thịt động vật nên ăn các loại thịt màu trắng (cá, gia cầm, chim), hạn chế thịt màu đỏ: 100 g mỗi ngày. Trong đó, ưu tiên chọn thịt nạc, cá, tránh đồ chế biến sẵn.

- Gạo, miến, bún, bánh phở, các loại khoai củ..

- Ăn nhiều rau xanh, quả chín, rau thơm, và rau quả nhiều chất xơ. Mỗi ngày nên ăn 400 – 500g rau, 200 – 400g quả chín.

- Tăng cường bổ sung thực phẩm chứa nhiều omega-3: Cá hồi, dầu oliu...

- Sử dụng các thực phẩm giàu vitamin E, C, A, selen có khả năng chống oxy hóa như cà rốt, giá đỗ xanh, cà chua, rau ngót, rau muống...

- Ăn nhiều rau quả: Giá đỗ, cà rốt, bí đỏ, gấc, đu đủ chín, rau có màu xanh thẫm, rau ngót, rau muống, cải bắp, cà chua, đậu tương và một số thực phẩm giàu chất chống oxy hóa như súp lơ, gấc…

- Các loại gia vị: Hành, tỏi, chanh, rau thơm...

- Dầu thực vật, dầu cá.

- Các loại hạt ngũ cốc toàn phần.

- Nước chè: Uống vào ban ngày, không nên uống vào buổi tối.

- Hạn chế thực phẩm nhiều đường vì chứa nhiều calo nhưng lại nghèo dinh dưỡng.

>>> Xem thêm: Tại sao người mắc u bướu lại bị sụt cân nhanh chóng?

Tăng cường sức đề kháng cho người mắc u bướu nhờ sản phẩm thảo dược

Một chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý là bước đầu tiên trong phác đồ điều trị u bướu, giúp tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho cơ thể. Vì thế, bạn không nên chủ quan và xem nhẹ.

Song song với việc đó, lời khuyên các chuyên gia dành cho bạn là sử dụng những sản phẩm có nguồn gốc từ thảo dược, giúp hiệp đồng tác dụng tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm u bướu hiệu quả. Một trong những sản phẩm được nhiều ngườitin dùng là thực phẩm bảo vệ sức khỏe Oncolysin.

Sản phẩm có thành phần chính là Oncolysin (cao Sơn đậu căn, Methylsulfonylmethan, Kẽm salicylat) kết hợp với nhiều thảo dược quý khác giúp hỗ trợ thanh nhiệt, giải độc, tăng khả năng chống oxy hóa, giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, hỗ trợ giảm u bướu.

Oncolysin - Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ giảm u bướu

Oncolysin - Sản phẩm thảo dược giúp hỗ trợ giảm u bướu 

dat mua

>>> Xem thêm: Sau hóa trị, xạ trị cần làm gì để tăng sức đề kháng cho người mắc u bướu?

Oncolysin cùng với Sodium selenite có tác dụng chống tái cấu trúc lưới ngoại bào qua đó có tác dụng phá vỡ bao xơ cũng như lớp polymer bao quanh tế bào u bướu để hệ miễn dịch tìm được đường vào và tấn công tế bào lạ (tế bào u bướu) một cách chính xác nhất. Kẽm salicylate không chỉ cải thiện miễn dịch qua trung gian tế bào mà còn hoạt động như một chất chống oxy hóa và chống viêm.

Đồng thời sản phẩm còn kết hợp thêm những thảo dược quý khác như cao lá Đu đủ, cao Xạ đen, cao Bạch hoa xà thiệt thảo, KI giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa sự phát triển của tế bào u bướu. Cao Bán biên liên và cao củ Sả giúp chống viêm, giảm đau xương khớp, chống độc giúp giảm tác dụng phụ của các thuốc điều trị u bướu.

Do vậy, sản phẩm Oncolysin là một công thức toàn diện giúp hỗ trợ điều trị u bướu hiệu quả, đặc biệt là những người suy giảm miễn dịch do sử dụng các phương pháp hiện đại để điều trị u bướu như hóa trị, xạ trị, người thường xuyên tiếp xúc với các tác nhân gây oxy hóa.

Hy vọng bài viết đã giúp bạn nhận ra tầm quan trọng của việc cung cấp chất đạm cho những người mắc u bướu. Hãy xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý, đồng thời kết hợp sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe để giúp tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ giảm u bướu, bạn nhé!

 Nguy cơ tái phát của các bệnh lý u bướu là như thế nào? Chuyên gia phân tích 

 Các phương pháp điều trị u bướu bằng cách tiêu diệt khối u như: Mổ, hóa trị, xạ trị thường cho kết quả trước mắt. Những phương pháp này cũng chỉ giải quyết phần thể hiện bệnh là u bướu mà chưa chặn đứng triệt để sự phát sinh của bệnh tật. Do đó, việc bệnh tái phát lại hay di căn rất khó tránh khỏi. Để hiểu rõ hơn về nguy cơ tái phát của các bệnh lý u bướu, mời các bạn cùng theo dõi những tư vấn đến từ chuyên gia Phan Văn Dân qua nội dung video dưới đây:

 

Để được giải đáp mọi thắc mắc về các vấn đề sức khỏe liên quan đến dinh dưỡng cho người mắc u bướu và đặt mua sản phẩm chính hãng với giá tốt nhất, xin vui lòng liên hệ tổng đài MIỄN CƯỚC CUỘC GỌI: 18006305 hoặc HOTLINE (zalo/ viber): 0917230950/0917185170.

Phương Loan

Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh